Nhãn hiệu là một trong những yếu tố góp phần giúp khách hàng định dạng và phân biệt được một mặt hàng này đối với một hoặc nhiều loại mặt hàng tương tự khác trên thị trường. Do vậy, công việc đầu tiên khi tiến hành xây dựng tên nhãn hiệu rất cần sự lựa chọn cẩn trọng, thời gian đầu tư ý tưởng hợp lý. Sau đây là một số lưu ý trong việc lựa chọn tên nhãn hiệu đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã kéo theo sự phong phú, đa dạng cả về số lượng và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Việc các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu hiện nay là làm thế nào để sản phẩm của mình phân biệt được với sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác và gây ấn tượng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay cũng xuất hiện ngày càng nhiều đối tượng kinh doanh, lợi dụng uy tín có sẵn của các nhãn hiệu đã được bảo hộ thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để tạo ra lợi thế bất chính và gây tổn hại đến sự độc quyền và giá trị của nhãn hiệu.
Trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu để đưa ra kết luận việc dấu hiệu (nhãn hiệu) yêu đăng ký có đáp ứng hay không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, ngoài việc đánh giá khả năng phân biệt về cấu trúc, cách phát âm, ý nghĩa và hình thức thể hiện của nhãn hiệu đó mà còn cần đánh giá cả tính tương tự của sản phẩm, dịch vụ. Do đó việc đánh giá tính tương tự của sản phảm, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu là yếu tố quan trọng quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đăng ký của nhãn hiệu.
Với xu hướng tiêu dùng hiện đại, việc người tiêu dùng quyết định lựa chọn một hàng hóa/dịch vụ thường xuất phát từ chính mong muốn lựa chọn thương hiệu mang hàng hóa/dịch vụ đó. Do vậy, để nâng cao hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng xây dựng một thương hiệu khác biệt, đáng tin cậy, cùng với đó là việc thực hiện hoạt động đăng ký để bảo vệ thương hiệu của mình.
Hiện nay tình trạng hàng giả, hàng nhái đang được sản xuất và lưu thông một cách ồ ạt đã gây ra nhiều sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến những doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy để sản xuất và bảo hộ sản phẩm nhằm tăng giá trị sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nâng cao vị trí doanh nghiệp UniBrand khuyến nghị các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần tiến hành lựa chọn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của mình. Vậy quy trình, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp được quy định như thế nào? Dưới đây là một số quy định cơ bản về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.
Ngày 26/4 hàng năm là Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới nhằm thúc đẩy tìm hiểu về vai trò của sở hữu trí tuệ trong khuyến khích hoạt động đổi mới và sáng tạo. Thông điệp cho Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4 của WIPO năm nay là “Sở hữu trí tuệ và tuổi trẻ: Đổi mới tương lai”.
Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do chính tác giả trực tiếp sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuẩn là sự sao chép từ nguồn đã biết. Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.