CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ TRUYỀN THÔNG UNIBRAND

Thiết kế nhãn hiệu logo và những lưu ý khi sử dụng

293 lượt xem

Thương hiệu, nhãn hiệu là yếu tố quan trọng đầu tiên được biết tới và giúp khẳng định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc sở hữu 1 logo ấn tượng, chuyên nghiệp càng sớm càng có lợi cho mình trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu đến với mọi người.

Thương hiệu, nhãn hiệu là yếu tố quan trọng đầu tiên được biết tới và giúp khẳng định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc sở hữu 1 logo ấn tượng, chuyên nghiệp càng sớm càng có lợi cho mình trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu đến với mọi người.

1. Thiết kế nhãn hiệu

Trong vấn đề nhận dạng một thương hiệu bất kì trên toàn thế giới thì đối với một tổ chức hay cá nhân có một Logo là điều dễ dàng gây ấn tượng tốt và sâu sắc đến một khách hàng. Đầu tiên các công ty, doanh nghiệp, shop, cửa hàng,… mới thành lập phải nghĩ đến là có một logo phù hợp, bản bản sắc của chính mình. Do đó thiết kế logo là một khâu cực kỳ quan trọng, không thể thiếu để xây dựng một thương hiệu mang tính chất lâu dài, chuyên nghiệp và bền vững.

Tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc thiết kế logo, logo thường được thiết kế sơ sài, thậm chí tâm lí 1 số chủ doanh nghiệp còn xem logo như là 1 hình thức làm cho có, dẫn đến logo không mang tính mỹ thuật, không đặc trưng ngành nghề hoạt động, và thất bại trong việc bảo hộ logo độc quyền cho chính doanh nghiệp của mình.

Vì vậy, việc sở hữu 1 logo ấn tượng, chuyên nghiệp càng sớm càng có lợi cho mình trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu đến với mọi người. Khi tạo nhãn hiệu mới, doanh nghiệp cần phải chú ý để nhãn hiệu đó đáp ứng được hai mục tiêu chính là có giá trị thương mại và dễ bảo hộ

Nhãn hiệu có giá trị thương mại phải là một dấu hiệu thu hút được sự chú ý của công chúng, đặc biệt là nó phải hấp dẫn đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có ý định chinh phục. Để đạt mục tiêu này, nhãn hiệu phải dễ phát âm, dễ nhớ, gây ấn tượng mạnh mẽ tới đối tượng mà nó hướng tới.

Nhãn hiệu dễ bảo phải là dấu hiệu có tính phân biệt mạnh, tức là tính phân biệt đó phải rõ ràng và không gây tranh cãi, không gây nhấm lẫn, không gây hiểu nhầm về nguồn gốc và bản chất sản phẩm/dịch vụ. Điều quan trọng nhất, các dấu hiệu phải không giống và không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đang được bảo hộ.

Như vậy, một nhãn hiệu (Logo) hiệu quả là phải khác biệt, mang phong cách nào đó thật sự riêng biệt và phải truyền tải được thông điệp đến người khác. Cho dù là một nhãn hiệu (Logo) đơn giản cũng phải đảm bảo các yếu tố sau: “đơn giản - ấn tượng - dễ nhớ - lâu dài - linh hoạt”.

* Các bước thiết kế nhãn hiệu (logo) cụ thể như sau:

Bước 1: Lên ý tưởng

Bước 2: Lựa chọn một cái tên hấp dẫn

Bước 3: Sáng tác một slogan/tagline

Bước 4: Lựa chọn màu sắc và vẽ bản nháp

Bước 5: Thiết kế chi tiết

Bước 6: Kiểm tra và chỉnh sửa

Bước 7: Thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (logo)

2. Những điều lưu ý khi sử dụng nhãn hiệu

Khi đề cập tới nhãn hiệu, các tổ chức cá nhân cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo quá trình sử dụng được hiệu quả, hợp pháp. V.L.C xin liệt kê một số vấn đề cần chú ý như sau:

Thứ nhất, phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Hiện nay tồn tại hai khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, thực chất đây là hai khái niệm khác nhau, mặc dù pháp luật Việt Nam chỉ có quy định về nhãn hiệu nhưng ở pháp luật một số nước trên thế giới, thương hiệu được định nghĩa riêng với nhãn hiệu. Khác với nhãn hiệu, thương hiệu được đề cập với cách hiểu rộng hơn là tất cả những cái gì gắn liền với sản phẩm, dịch vụ để có thể tạo ra chỗ đứng của sản phẩm, dịch vụ đó trong lòng người tiêu dùng. Vì vậy, thương hiệu là sự kết hợp của nhãn hiệu, khẩu hiệu, nhạc hiệu hay, chỉ dẫn địa lý gắn liền với sản phẩm, dịch vụ…

Thứ hai, các yếu tố cấu thành nhãn hiệu

Nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam phải là những dấu hiệu nhìn thấy được, nên nhãn hiệu được xác định có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ. Vì vậy, mùi vị, âm thanh mặc dù có thể là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau nhưng nó không được thừa nhận là yếu tố của nhãn hiệu và không được pháp luật Việt Nam bảo hộ.

Thứ ba, cách sáng tạo ra một nhãn hiệu mới

 Số lượng nhãn hiệu hiện đang tồn tại trên thế giới là một con số khổng lồ. Việc tạo nhãn hiệu mới và bảo hộ chúng ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn, đòi hỏi trình độ chuyên môn ngày một cao hơn.

Sáng tạo ra nhãn hiệu mới là một vấn đề lớn và phức tạp liên quan đến chính sách sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, khi tạo nhãn hiệu mới, doanh nghiệp cần phải chú ý để nhãn hiệu đó đáp ứng được hai mục tiêu chính là có giá trị thương mại và dễ bảo hộ.

Nhãn hiệu có giá trị thương mại phải là một dấu hiệu thu hút được sự chú ý của công chúng, đặc biệt là nó phải hấp dẫn đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có ý định chinh phục. Để đạt mục tiêu này, nhãn hiệu phải dễ phát âm, dễ nhớ, gây ấn tượng mạnh mẽ tới đối tượng mà nó hướng tới.

Nhãn hiệu dễ bảo hộ phải là dấu hiệu có tính phân biệt mạnh, tức là tính phân biệt đó phải rõ ràng và không gây tranh cãi, không gây nhấm lẫn, không gây hiểu nhầm về nguồn gốc và bản chất sản phẩm/dịch vụ. Điều quan trọng nhất, các dấu hiệu phải không giống và không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đang được bảo hộ.

Thứ tư, những loại nhãn hiệu được bảo hộ:

+ Nhãn hiệu tập thể

Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

+ Nhãn hiệu chứng nhận

Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

+ Nhãn hiệu liên kết

Là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau, dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, hoặc tương tự với nhau hoặc có liên quan với nhau.

+ Nhãn hiệu nổi tiếng

Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.